Bài viết này sẽ Hướng dẫn thiết lập máy in hóa đơn HPRT TP80NL bằng công cụ của hãng. HPRT TP80NL và phiên bản cao cấp hơn là TP80N-M hay TP80N-H đang dần trở thành phổ biến nhờ thiết kế nhỏ gọn và tinh tế. HPRT TP80NL có tốc độ in 200mm/giây cùng thiết kế giúp hạn chế bụi, nước vào máy. Máy không bị kẹt dao nhờ thiết kế độc đáo.

Bước đầu tiên, bạn cần cài đặt Công cụ dành cho máy in hóa đơn bằng cách tải về tập tin bên dưới. Sau đó xả nén và tiến hành cài đặt.

Icon

Công cụ thiết lập máy in hóa đơn HPRT 6.24 MB 183 lượt tải

Công cụ thiết lập máy in hóa đơn HPRT để thực hiện một số các cài đặt thêm cho máy in hóa đơn. Đổi IP của máy có cổng LAN (ethernet), bật tắt âm báo và cấu hình âm báo, cấu hình độ đậm nhạt của máy....

Nếu bạn không có bất kỳ thay đổi nào trong vị trí cài đặt, chương trình sẽ nằm trong thư mục Program Files. Vị trí cài đặt mặc định: “%/Program Files (x86)%/HPRTUtilityForPOS“. Tên tập tin thực thi là “HPRT.Utility.exe“. Tuy nhiên, bạn có thể chạy tập tin từ nút Start của Windows. Shortcut có tên là HPRTUtilityForPOS.

Cửa sổ chính của Công cụ dành cho máy in hóa đơn
Cửa sổ chính của Công cụ dành cho máy in hóa đơn

1. Cửa sổ chính của chương trình.

Bao gồm các thành phần như sau. (Được liệt kê từ trên xuống và từ trái qua).

Mục lục: (nhấn để đi tới từng phần)

2. Hướng dẫn thiết lập thêm máy in mới.

Nhấn vào nút Add Printer để mở cửa sổ thêm mới máy in.

Hướng dẫn thêm mới máy in
Hướng dẫn thêm mới máy in
Cửa số thêm mới máy in bao gồm các thành phần.
  • Printer driver: Loại máy in cần thêm vào danh sách. Chú ý, máy in HPRT TP80NL được liệt kê với tên TP80N-L.
  • Port Info:
    • Port Type: Có 4 loại kết nối được liệt kê ở đây. Bao gồm: USB, TCP/IP, COM, LPT. Tùy theo từng loại kết nối, phần bên dưới sẽ biến đổi.
    • Device list: Phần này dành cho cổng USB. Chọn đúng cổng USB mà máy in đang kết nối. Nếu là TCP/IP, phần này sẽ đổi lại là vùng nhập IP và cổng kết nối. COM sẽ là phần nhập thông số cổng COM. LPT sẽ cho chọn cổng LPT đang gắn máy in.
    • Notes: Ghi chú máy in.
Sau khi thêm thành công, bạn hãy nhấn OK. Máy in sẽ xuất hiện trong phần Printer List.

Trở về mục lục.

3. Sửa kết nối máy in đã có.

Nếu bạn cần sửa đổi thông tin kết nối của máy in cũ. Chọn máy in trong danh sách máy in và nhấn nút Modify Printer. Cửa sổ Modify Printer sẽ giống như cửa sổ Add Printer.

Trở về mục lục.

4. Xóa máy in khỏi danh sách đã có.

Chọn máy in từ danh sách trong khung Printer List và nhấn nút Delete Printer. Cửa sổ được mở ra để bạn xác nhận.
Xác nhận xóa máy in
Xác nhận xóa máy in

Nhấn nút Yes nếu bạn chắc chắn muốn xóa máy in. Sau khi nhấn Yes, máy in sẽ được xóa khỏi khung Printer List.

Trở về mục lục.

5. Kiểm tra kết nối với máy in.

Sau khi thêm (Add Printer) hoặc sửa máy in (Modify Printer), nhấn nút Connection Test để kiểm tra. Nếu máy in của bạn được kết nối đúng thông số, chương trình sẽ hiện ra như hình dưới.

Kiểm tra kết nối máy in thành công
Kiểm tra kết nối máy in thành công

Trở về mục lục.

6. Kiểm tra các chức năng của máy in.

Khi bạn nhấn nút Printer Test… cửa sổ Printer Test sẽ mở ra như hình bên dưới.

Cửa sổ kiểm tra máy in
Cửa sổ kiểm tra máy in

Tùy theo loại máy in của bạn, cửa sổ chương trình Printer Test sẽ có sự khác biệt. Nhưng sẽ bao gồm:

  • Open Cash Drawer: Kiểm tra mở két
  • Self Test: In bản kiểm thử của máy in.
  • Cutter Test: Nếu chỉ có một nút này, nghĩa là máy in của bạn chỉ có chức năng Cắt không đứt rời. Với một số loại máy, Cutter Test có thể sẽ chia thành 2 nút:
    • Full Cut Test: Kiểm tra chức năng cắt đứt rời.
    • Partial Cut Test: Kiểm tra chức năng cắt không đứt rời.
  • Print Text Test: In thử một đoạn văn bản.
  • 2D Barcode Test: In thử mã vạch 2D.
  • Printer Status: Hiển thị trạng thái máy in.

6a) In thử một đoạn văn bản.

In thử một đoạn văn bản
In thử một đoạn văn bản

Nhập văn bản cần in vào vùng trắng thay thế dòng Text Print Test. Mặc định sẽ là in bộ ký tự ASCII. Nếu muốn in ở các ngôn ngữ khác, chọn Select Language. Trường hợp bạn nhập Unicode và chọn Vietnamese, máy in sẽ ra tiếng Việt với bộ ký tự CP1258. Nhấn nút Print để in thử.

6b) In thử mã vạch 2D.

In thử mã vạch 2D lên máy in hóa đơn HPRT.
In thử mã vạch 2D lên máy in hóa đơn HPRT.

Chương trình và máy hỗ trợ hai định dạng mã vạch hai chiều. Mã QR code và mã PDF417. Chọn loại mã vạch cần in. Nhập dữ liệu vào vùng Data. Chọn các thông số cho mã vạch hai chiều. Nhấn Print để in thử.

Trở về mục lục.

7. Kiểm tra hoặc thiết lập máy in bằng lệnh.

Kiểm tra hoặc in thử máy in bằng lệnh.
Kiểm tra hoặc in thử máy in bằng lệnh.

Phần này bao gồm nhiều chức năng. Dòng đầu tiên Load File. Đây là dòng cho bạn nạp một tập tin chứa văn bản hoặc mệnh lệnh để gửi cho máy in. Dữ liệu (text hoặc hex) sẽ hiện ra ở ô trống ngay bên dưới. Cửa số Receive Data sẽ hiện kết quả trả về.

  • Loading method: Dữ liệu thông thường ASCII hoặc UTF-8.
  • Send Option: Loại dữ liệu gửi xuống.
    • Send By Text: Gửi dữ liệu văn bản.
    • Send By Hex: Gửi dữ liệu dạng Hex. Cách này có thể gửi một số lệnh cài đặt đặc thù. Không tự ý gửi lệnh dạng Hex nếu không có sự hỗ trợ của kỹ thuật.
  • Sending Recycle: Tự động lặp lại lệnh sau một khoảng thời gian.
  • Send And Receive Data: Đọc dữ liệu từ máy in. Dữ liệu trả về từ máy in sẽ hiện ở vùng Receive Data.
  • Clear After Sending: Tự động xóa sau khi gửi.
  • Send(S): Gửi dữ liệu.
  • Clear(L): Xóa dữ liệu.

Trở về mục lục.

8. Quản lý các hình ảnh đã nạp vào máy in.

Quản lý các hình ảnh đã nạp xuống máy in.
Quản lý các hình ảnh đã nạp xuống máy in.

Chức năng này giúp bạn quản lý và sắp xếp các hình ảnh trong bộ nhớ của máy in.

  • Image List: Hiển thị danh sách hình ảnh đã có trong máy in.
  • Print Alignment: Vị trí in của hình ảnh. Thay đổi theo hình ảnh bạn chọn trong Image List.
  • Download(D)…: Gửi xuống máy in những thay đổi.
  • Print(P): In các hình ảnh.
  • Delete Image(E): Xóa hình ảnh đang chọn trong Image List.
  • Delete All Images: Xóa hết mọi hình ảnh.
  • Refresh(R): Đọc lại dữ liệu hình ảnh trong máy in.

Trở về mục lục.

9. Nạp hình ảnh với Chế độ tương thích.

Nạp hình ảnh xuống máy in hóa đơn HPRT.
Nạp hình ảnh xuống máy in hóa đơn HPRT.

Chức năng này giúp bạn nạp các hình ảnh xuống máy in hóa đơn HPRT. Nhấn nút Add(A) để thêm hình ảnh. Bạn có thể thêm nhiều hình ảnh cùng lúc. Chương trình sẽ tự động chuyển đổi hình ảnh để tương thích. Nhấn Delete(D) để xóa hình ảnh khi bạn đổi ý. Chọn canh lề cho từng hình ảnh. Sau khi sắp xếp xong, nhấn phím Download mode of F. Toàn bộ hình ảnh sẽ được nạp vào máy in.

Trở về mục lục.

10. Nạp thêm bộ phông chữ xuống máy in.

Nạp thêm bộ ký tự (phông chữ) xuống máy in hóa đơn HPRT.
Nạp thêm bộ ký tự (phông chữ) xuống máy in hóa đơn HPRT.
Phần này để nạp xuống máy in hóa đơn thêm bộ phông chữ. Những bộ phông chữ này sẽ được thiết kế bởi nhà sản xuất hoặc Công ty Đức Nguyên. Mở tập tin phông chữ và nhấn phím Download để nạp.

Trở về mục lục.

11. Thiết lập các tham số cơ bản.

Phần thiết lập tham số cơ bản bao gồm 4 hoặc nhiều hơn 4 thẻ. Nút Get để đọc lại thông số từ máy in. Nút Set để đồng ý thiết lập. Nút chỉ có giá trị trong thẻ hiện thời.
Thiết lập tham số: Ngôn ngữ và ký tự.
Thiết lập tham số: Ngôn ngữ và ký tự.

11a) Cài đặt ngôn ngữ và ký tự.

  • Codepage: Bộ ký tự cần thiết lập. Để thiết lập in ký tự Tiếng Việt, chọn WPC1258 hoặc VISCII. Cả hai bộ ký tự đều in đủ chữ thường và chữ hoa.
  • International Character: Bộ ký tự quốc tế. Với WPC1258 và VISCII, giữ nguyên U.S.A.
  • Language Mode: Chế độ ngôn ngữ. Giữ nguyên Multi language nếu chọn tiếng Việt.
  • Chinese Mode: Bật chức năng in chữ tượng hình.
  • Arabic Transform: Chuyển đổi cho ký tự Ả Rập. Không sử dụng ở thị trường Việt Nam.
  • Vietnamese Transform: Bật chế độ chuyển đổi. Nếu ký tự thuần ASCII thì chọn Disable hoặc Enable deformation, ascii input. Nếu muốn đổi từ Unicode thì chọn Enable deformation, utf-8 input.

Nhấn nút Set để thiết lập lên máy in các giá trị đã thay đổi.

Thiết lập thông số: Chế độ cắt giấy.
Thiết lập thông số: Chế độ cắt giấy.

11b) Cài đặt chế độ cắt giấy.

  • Enable Cut Paper: Bật chức năng cắt giấy.
  • Cut paper after the cover is closed: Cắt giấy khi đóng nắp máy in.
  • Cut paper when power on: Cắt giấy khi bật nguồn.
  • Hai chức năng cắt giấy có thêm tham số phụ khi cài đặt:
    • Disable: Không cắt.
    • Full cutting: Cắt đứt rời.
    • Partial cutting: Cắt không đứt rời.
    • Feeding and parital cutting: Đẩy giấy và cắt không đứt rời.
    • Feeding and full cutting: Đẩy giấy và cắt đứt rời.

Nhấn nút Set để thiết lập lên máy in các giá trị đã thay đổi.

Thiết lập thông số: Cài đặt Âm báo
Thiết lập cơ bản: Cài đặt Âm báo

11c) Cài đặt âm báo.

Phần này dùng để thiết lập âm báo cho máy in hóa đơn HPRT.

  • Enable Buzzer: Bật chức năng âm báo của máy.
  • Buzzer Volume: Âm lượng của âm báo.
  • Built-in Buzzer: Thiết lập thêm về âm báo bên trong.
    • Beeping after Cutting: Báo hiệu âm thanh sau khi cắt giấy.
    • Beeping times: Số lần âm thanh báo hiệu.
    • Beeping time: Thời lượng của âm báo.
    • Beeping interval: Độ trễ giữa các âm báo.
  • External Buzzer: Thiết lập âm báo bên ngoài.
    • Beeping after Cutting: Báo hiệu âm thanh ngoài sau khi cắt giấy.
    • Beeping times: Số tiếng kêu của âm báo.
Thiết lập cơ bản: Các cài đặt khác
Thiết lập cơ bản: Các cài đặt khác

11d) Cài đặt các thông số khác.

  • Print Density: Độ đậm nhạt. Có sẵn 4 mức từ 1 đến 4.
  • Paper Width: Chiều rộng giấy và khổ in khả dụng. Mặc định khổ giấy là 80mm và khổ in khả dụng 576 dot. Bạn có thể lựa chọn khổ rộng phù hợp nhu cầu.
  • Auto Line Feed: Tự động đẩy dòng sau khi cắt.
  • DPI Mode: Độ phân giải.
  • USB Port Mode: Loại kết nối USB. Bao gồm cổng USB và cổng USB giả lập COM.
  • Paper Type: Loại giấy.
  • EPS Compatible: Tương thích với giấy decal.
  • Ngoài ra còn một số chức năng khác tùy thuộc vào từng loại máy. Ví dụ: WiFi Flashing Light là đèn báo cho kết nối WiFi.
Tùy theo từng loại máy, có thể có thêm một hoặc nhiều thẻ nữa.

Trở về mục lục.

12. Thiết lập các thông số nâng cao.

Tùy theo từng loại máy, phần Thiết lập các Thông số nâng cao sẽ có các phím khác nhau. Hình minh họa bên dưới của hai loại máy khác nhau.
Thiết lập các thông số nâng cao.
Thiết lập các thông số nâng cao.

Trở về mục lục.

12a) Tiết kiệm giấy

Cài đặt nâng cao: Tiết kiệm giấy.
Cài đặt nâng cao: Tiết kiệm giấy.

Phần cài đặt tiết kiệm giấy bao gồm.

  • Reduction Of Excessive Top Margin: Tiết kiệm lề giấy phía trên.
  • Reduction Of Excessive Bottom Margin: Tiết kiệm lề giấy phía dưới.
  • Reduction Vertical Spacing: Tiết kiệm khoảng cách ký tự.
  • Reduction Line Feeds: Tiết kiệm khoảng cách dòng.
  • Reduction Height Of Barcode: Tiết kiệm chiều cao của mã vạch.

Hai chức năng đầu có tác dụng với mọi chế độ in. Ba chức năng cuối chỉ các tác dụng khi in ở dạng text. Sau khi thiết lập xong, nhấn phím Setting để gửi xuống máy in.

Trở về mục lục.

12b) Length Of Print: Hiển thị số mét đã in trên máy in.

Cài đặt nâng cao: Hiển thị số mét đã in.
Cài đặt nâng cao: Hiển thị số mét đã in.

Trở về mục lục.

12c) Black Mark Setting: Thiết lập vị trí vệt đen trên giấy.

Cài đặt nâng cao: Thiết lập đánh dấu vệt đen trên hóa đơn.
Cài đặt nâng cao: Thiết lập đánh dấu vệt đen trên hóa đơn.
  • Start page print position (-10 ~ 10mm): Thiết lập vị trí bắt đầu khi kể từ khi có vệt đen.
  • Paper length after position (-10 ~ 10mm): Chiều cao của vệt đen.
  • Automatic positioning after boot: Tự động dò tìm vệt đen khi bật máy.
  • Positioning after the cover is closed: Tự động dò tìm vệt đen khi đóng nắp giấy.
  • Positioning post cutter: Cắt giấy khi gặp vệt đen.

Sau khi thiết lập, nhấn Set để ghi các thông số xuống máy in.

Trở về mục lục.

12d) Ethernet Setting: Thiết lập thông số kết nối mạng LAN.

Cài đặt nâng cao: Thiết lập kết nối mạng LAN.
Cài đặt nâng cao: Thiết lập kết nối mạng LAN.

Trong phần thiết lập kết nối mạng LAN, chúng ta hãy chú ý:

  • DCHP: Thiết lập IP tự động theo mạng hay IP tĩnh.
    • Auto Assignment IP: IP động được gán tự động bởi model mạng. IP này có thể sẽ thay đổi khi bạn bật / tắt máy in hoặc bật / tắt modem mạng.
    • Fixed IP: IP cố định do người dùng đặt. Lưu ý đặt IP đúng với lớp mạng đang sử dụng.
  • IP address: Địa chỉ IP. Lưu ý không được đặt trùng IP đã được thiết bị khác sử dụng. Kinh nghiệm hãy đặt IP lên số cao. Nhóm số cuối nên lớn hơn 239 và nhỏ hơn 255.
  • Subnet mask: Là subnet mask của mạng bạn đang sử dụng.
  • Default gateway: Là gateway của mạng bạn đang sử dụng.

Sau khi thiết lập xong, hãy nhấn phím Set để thiết lập lên máy in.

Trở về mục lục.

12e) WiFi Setting: Thiết lập kết nối WiFi.

Cài đặt nâng cao: Cài đặt Wifi cho máy in hóa đơn HPRT.
Cài đặt nâng cao: Cài đặt Wifi cho máy in hóa đơn HPRT.

Trong phần thiết lập kết nối WiFi, phần MAC Address, chúng ta sẽ không thay đổi. Phần WiFi Mode, có hai chế độ:

  • AP: Trạm phát WiFi. Trong phần này, chỉ còn SSID và Required Password (cần mật khẩu). Mật khẩu mặc định của máy sẽ là từ 1 đến 8. Khi chọn chế độ này, chúng ta có thể truy cập vào máy và cài đặt bằng điện thoại.
  • STA: Máy trạm thu sóng. Với chế độ này, máy in sẽ cần kết nối với trạm phát WiFi.

Chúng ta sẽ đề cập chi tiết đến Mode STA bao gồm.

  • SSID: Tên của trạm WiFi. Nhấn nút Scan để máy in tìm kiếm các trạm WiFi trong phạm vi khả kiến. Các trạm WiFi sẽ hiện ra trong danh sách sau khi hoàn tất dò tìm.
  • DHCP: Cài đặt IP tĩnh hoặc động.
    • Enable: máy nhận IP được cấp phát bởi trạm WiFi. IP này có thể thay đổi khi chúng ta khởi động máy in. Hoặc thay đổi khi khởi động trạm phát.
    • Disable: Đặt IP tĩnh. Lưu ý đặt IP không trùng với thiết bị khác. Theo kinh nghiệm, 3 cụm số đầu theo mạng của bạn. Cụm số cuối, nên đặt cao hơn 239 và nhỏ hơn 255.
  • Default gateway: Theo cài đặt mạng của bạn
  • WiFi Subnet Mask: Theo lớp IP của bạn.
  • Authentication Mode: Chế độ bảo mật WiFi. Theo cài đặt của trạm WiFi.
  • Password: Mật khẩu của trạm WiFi.

Sau khi đã chắc chắn các thông số đúng. Nhấn phím Set để gửi đến máy in.

Trở về mục lục.

12f) Set BT Function: Cài đặt Bluetooth.

Cài đặt nâng cao: Thiết lập Bluetooth cho máy in - Cơ bản.
Cài đặt nâng cao: Thiết lập Bluetooth cho máy in - Cơ bản.

Trong thẻ thứ nhất chỉ bao gồm các thông số cơ bản.

  • Bluetooth name: Tên hiển thị của máy in.
  • Bluetooth passcode: Mã pin truy cập khi kết nối.
  • Simple pairing: Kết nối không cần mã pin.

Sau khi thiết lập xong, nhấn phím Set để gửi xuống máy in.

Cài đặt nâng cao: Cài đặt Bluetooth cho máy in - Nâng cao.
Cài đặt nâng cao: Cài đặt Bluetooth cho máy in - Nâng cao.

Phần nâng cao bao gồm một số tham biến.

  • Multi-link: Cho phép kết nối nhiều máy tới máy in.
  • Applets Function: Kích hoạt các chức năng riêng được nạp xuống máy in.
  • Services Mask: Hậu tố phân biệt tên của thiết bị.

Nhấn phím Set để gửi các thiết lập đến máy in khi hoàn tất.

Trở về mục lục.

Trong quá trình cài đặt, nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới.

Công ty TNHH SXTM XNK Đức Nguyên
Điện thoại: 090 800 6884093 696 1518
Email: ducnguyenco2016@gmail.com
Website: https://ducnguyenco.com
Facebook: https://www.facebook.com/ducnguyenco2016

Gửi phản hồi